Sushi Nhật Bản - Đặc trưng ẩm thực đất nước mặt trời
Nhắc đến
ẩm thực Nhật Bản, chắc chắn bạn sẽ nghĩ ngay đến Sushi. Đây là
món ăn truyền thống của Nhật Bản được yêu thích không chỉ trong nước mà còn ở nhiều nơi trên thế giới.
Sushi có nguồn gốc từ một phương pháp muối cá của ẩm thực Trung Hoa cổ. Người ta lấy cơm và muối bọc cá rồi để lên men từ 2 đến 12 tháng. Khi ăn thì sẽ bỏ phần cơm đi và chỉ ăn cá muối. Phương pháp này được mang tới
đất nước Nhật Bản cùng với việc trồng lúa thời Yayoi - 300 năm trước đến 300 năm sau công nguyên.
Sushi Nhật Bản - Đặc trưng ẩm thực đất nước mặt trời
|
Sushi Nhật Bản - Đặc trưng ẩm thực đất nước mặt trời |
Trải qua thời gian dài, phương pháp muối cá cũng thay đổi để giảm bớt thời gian lên men, dùng gia thêm vị. Dần dần người ta dùng cả cơm và cá chứ không bỏ đi phần cơm. Cuối cùng trở thành món Sushi hiện đại bây giờ, không còn công đoạn muối cá mà dùng cả cá sống với cơm trộn dấm.
Thành phần chính của Sushi chủ yếu là cơm trộn dấm cùng hải sản tươi sống, cá sống, trứng cá, rau củ.
Cơm trộn dấm được gọi là sushimeshi hay sumeshi. Cơm không được nấu chín hẳn trộn với loại dấm đặc biệt sushisu để làm sushi. Dấm được pha với rượu ngọt mirin, đường và muối.
Khi vào các nhà hàng đồ Nhật Bản, có nhiều người ăn sushi mà không biết đó là sushi. Điều đó là khó bình thường, bởi sushi có khá nhiều loại với các cách chế biến, chỉ có phần cơm trộn dấm là không thể thiếu. Vì vậy tạo nên được sự đa dạng hấp dẫn của sushi. Khi đi
tour du lịch Nhật Bản, bạn sẽ được thấy khá nhiều loại Sushi thú vị.
Nigiri
Nigirizushi trong tiếng Nhật, Nigiri có nghĩa là nắm, ở đây chỉ loại sushi có cơm trộn dấm được nắm khối hình chữ nhật hơi tròn ở đầu. Sau đó được phủ một miếng mực sống, cá sống, tôm sống, bạch tuộc hoặc trứng rán lên trên.
|
Sushi Nhật Bản - Đặc trưng ẩm thực đất nước mặt trời |
Gunkanmaki cũng giống như Nigirizushi nhưng có thêm một miếng rong biển cuốn quanh miếng cơm. Cơm thường được phủ bởi nhím biển hay các loại trứng cá.
|
Sushi Nhật Bản - Đặc trưng ẩm thực đất nước mặt trời |
Temarizushi có cơm được nắm hình cầu và được phủ lên bởi bất cứ đồ ăn nào, thậm chí là hoa quả cho người ăn chay.
>>Xem thêm: Warabi Mochi - Bánh Mochi đặc biệt vùng Kansai
Makizushi
Makizushi là loại sushi phổ biến thứ 2 sau nigirizushi, và khá nhiều người nhầm lẫn nó với món kimbab của Hàn Quốc. Makizushi sử dụng mành tre để cuộn các thức ăn lại thành cuộn sau đó cắt thành miếng nhỏ. Lớp bao bên ngoài có thể là trứng rán mỏng, dưa chuột bào mỏng nhưng thường thấy nhất là rong biển.
|
Sushi Nhật Bản - Đặc trưng ẩm thực đất nước mặt trời |
Futomaki có đường kính lớn bên trong chứa nhiều loại nguyên liệu với màu sắc hấp dẫn và các hương vị khác nhau.
|
Sushi Nhật Bản - Đặc trưng ẩm thực đất nước mặt trời |
Còn
Hosomaki là miếng Makizushi bên trong cơm chỉ có một loại nguyên liệu, miếng cuốn bé và thường được cắt ài hơn Futomaki.
|
Sushi Nhật Bản - Đặc trưng ẩm thực đất nước mặt trời |
Temaki là miếng sushi hình nón có rong biển cuốn bên ngoài, phía đầu các nguyên liệu sẽ lộ ra nhìn rất ngon. Temaki ngon nhất khi mới cuốn vì miếng rong biển dễ bị ngấm nước gây khó cầm.
>>Xem thêm: Bánh cá Taiyaki
|
Sushi Nhật Bản - Đặc trưng ẩm thực đất nước mặt trời |
Uramaki có phần cơm ở bên ngoài, vì vậy để cho đỡ dính và đẹp hơn, người ta sẽ lăn miếng cơm qua vừng hay trứng tôm, trứng cá.
Oshizushi
|
Sushi Nhật Bản - Đặc trưng ẩm thực đất nước mặt trời |
Oshizushi được làm bằng cách cho lớp cá sống vào đáy khuôn gỗ, đặt cơm lên rồi đóng nắp lại ép cho cơm dính chặt vào cá. Sau đó miếng sushi sẽ được cắt thành các miếng nhỏ hình chữ nhật
Chirashizushi
|
Sushi Nhật Bản - Đặc trưng ẩm thực đất nước mặt trời |
Loại sushi này khá giống món cơm trôn, bởi cách làm rất đơn giản chỉ việc cho cơm vào bát, sau đó bỏ các loại nguyên liệu lên trên.
Inarizushi
|
Sushi Nhật Bản - Đặc trưng ẩm thực đất nước mặt trời |
Đây là loại sushi ta ít khi thấy nhất tại Việt Nam, Để làm loại sushi này, ta rán đậu phụ vào nhồi cơm vào bên trong.
0 nhận xét: